Gần
đây các dự án chung cư lớn lần lượt được tung ra thị trường, tiêu biểu như khu căn
hộ cao cấp Masteri Tân Kiểng ở khu chung
cu quan 7 phía Nam Sài Gòn đã cho thấy sự chuyển biến tích cực của
thị trường bất động sản trong năm 2016. Tuy nhiên, dự kiến sẽ có rất nhiều thay
đổi trong quy định cho vay, đặc biệt là với cho vay bất động sản. Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) vừa ban hành dự thảo thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, dự kiến sẽ có rất nhiều thay đổi trong quy
định cho vay, đặc biệt là với cho vay bất động sản.
Dự
án khu căn hộ cao cấp Masteri Tân Kiểng phía Nam Sài Gòn được đánh giá là tiềm
năng
Nắn
lại dòng vốn Cụ thể tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và
dài hạn được giảm mạnh, từ mức 60% xuống 40% đối với các Ngân hàng thương mại,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng Hợp tác xã. Đối với các các tổ chức
tài chính phi ngân hàng tỉ lệ này giảm từ 200% xuống 80%.
Theo
NHNN, việc giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhằm giảm tập
trung cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực chủ yếu là cho vay
trung dài hạn, đồng thời giảm rủi ro thanh khoản. Số liệu thống kê cho thấy
dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản liên tục có sự
tăng trưởng trong thời gian qua.
Khu
chung cu quan 7, quận 9,… hay bất kỳ dự án BDS nào cũng đều được hỗ trợ vấn đề
tín dụng, vay mua, lãi suất,…
Tốc
độ tăng trưởng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản trong 9 tháng đầu năm
2015 đạt 14,59%, cao hơn khoảng 2,5% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung 9
tháng đầu năm 2015. Trong đó dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản tập
trung lớn nhất vào phân khúc xây dựng, sửa chữa, mua nhà, xây dựng đô thị, chiếm
trên 60%. Hàng loạt dự án lớn, gần đây là dự án khu căn hộ cao cấp Masteri Tân
Kiểng nằm trong khu chung cu quan 7 tại phía Nam Sài Gòn. Đặc biệt trong năm
2015 một lượng vốn lớn đổ vào kênh bất động sản và các dự án BOT. Đây là điều rất
rủi ro và trong năm 2016 Ngân hàng Nhà nước sẽ không để tình trạng này tiếp diễn.
Đáng chú ý, dự thảo còn nâng tỉ trọng rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh
doanh bất động sản từ 150% lên 250%. Lý giải về thay đổi này, NHNN cho biết đây
là động tác nhằm “phát đi tín hiệu” đối với thị trường và hệ thống ngân hàng nhằm
kiểm soát rủi ro cho vay đối với lĩnh vực này. Song song với siết tín dụng bất
động sản, NHNN cũng quy định việc các ngân hàng cho vay và chiết khấu giấy tờ
có giá để khách hàng ủy thác cho tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh cổ phiếu
phải được tính vào các khoản cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu nhằm
quản lý chặt chẽ hơn hoạt động này. Ngoài ra, các ngân hàng cũng không được cấp
tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của
doanh nghiệp. Theo NHNN, quy định này nhằm đảm bảo tính thị trường của trái phiếu
và mức độ an toàn của khoản vay. Ngăn sở hữu chéo. Bên cạnh các trường hợp nêu
trong quy định cũ, NHNN cũng bổ sung thêm các trường hợp được tính là “người có
liên quan” để tính giới hạn sở hữu là Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà tổ chức
đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên, hoặc
có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên ban kiểm soát... Trong khi đó
Dự thảo Thông tư đã nâng giới hạn về tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ của
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lên bằng với mức quy định của khối ngân hàng
thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 35%.
Theo NHNN, quy định này nhằm tạo điều kiện cho một số chi nhánh ngân hàng nước
ngoài có quy mô đầu tư trái phiếu Chính phủ cao và thường xuyên vượt giới hạn
có thể điều chỉnh và đáp ứng quy định của NHNN cũng như thúc đẩy thu hút vốn đầu
tư trong, ngoài nước vào trái phiếu Chính phủ. NHNN cũng xem xét nâng tỉ lệ cho
vay so với tổng tiền gửi của các ngân hàng cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ (gồm Vietinbank, Vietcombank và BIDV) từ 80% lên 90%. Theo NHNN,
đây là những ngân hàng có vai trò là NHTM dẫn đầu và tạo lập thị trường và hiện
3 ngân hàng này được giao nhiệm vụ tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của một
số ngân hàng yếu kém, tham gia sáp nhập, hợp nhất một số ngân hàng. Do đó việc
xem xét nâng tỉ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của các ngân hàng này từ
80% lên 90% là cần thiết.
ConversionConversion EmoticonEmoticon