Trong suốt sự nghiệp của mình, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những tình huống công sở cực kì khó khăn vì dụ như phải làm việc với một vài đồng nghiệp khó tính, tuy nhiên mọi việc vẫn được giải quyết dễ dàng dàng bằng những buổi nói chuyện thẳng thắn hoặc vài “ly bia” sau mỗi giờ tan sở. Nhưng có một trường hợp mà dù bạn có phải “nghiến răng” bao nhiêu cũng khó tìm được cách giải quyết “an toàn” đó là làm việc với một người sếp “tệ”. “Tệ” có thể đến từ cách quản lý kém- đây cũng là một trong những lý do phổ biến nhất mà các nhân viên trở nên không hài lòng trong công việc hay thậm chí bỏ việc vì không chịu đựng nổi, hoặc có thể đến từ mối quan hệ giữa bạn và sếp không tốt.
Dù cho bạn rất yêu công việc và môi trường hiện tại, tuy nhiên chỉ cần gặp sếp là tâm trạng sẽ trở nên “âm u” và không thích làm việc. Những hướng dẫn dưới đây nằm trong cách quản lý nhân viên hiệu quả sẽ phần nào giúp bạn tháo gỡ được nút thắt này để mỗi ngày đi làm bạn đều có nguồn cảm hứng và gặt hái thành công.
1) Đặt mình vào vị trí của họ
Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, nếu bạn gặp trường hợp không hề hài lòng với những quyết định mà sếp đưa ra, việc đầu tiên bạn nên thử đặt mình vào những suy nghĩ của sếp và suy nghĩ tại sao sếp lại chọn phướng án giải quyết như vậy, suy nghĩ dựa trên vai trò của sếp trong công ty và những gì điều gì đang tác động lên họ. Một số điều nữa bạn cần xem xét là mục tiêu chính của sếp khi đưa ra quyết định là gì, mang lại giá trị quan trọng trong công việc như thế nào và họ đang mong đợi điều gì ở quyết định này. Nếu chính sếp đang gặp áp lực trong việc thúc đẩy nhón đạt được các chỉ tiêu nhất định, hoặc để giữ cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru, thì việc làm của sếp hoàn toàn dễ hiểu.
Một khi bạn có thể nhìn thấy mọi thứ một từ quan điểm của sếp, bạn mới hiểu được cách làm việc của một người đang mang trên mình bao kỳ vọng của nhân viên và của cả công ty. Khi bạn suy nghĩ được vậy, tâm trạng bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn.
2) Lên tiếng
Nếu bất kỳ việc làm nào của sếp làm phiền bạn và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc hoặc hạnh phúc của bạn trong công việc, thì bạn nên nói chuyện thẳng thắn với sếp. Theo cách quản lý nhân viên hiệu quả, bạn nên chọn một không gian riêng, chỉ có 2 người và nói chuyện một cách thật lý sự với sếp, trình bày rõ trường hợp mình đang gặp phải và nói ra phương án giải quyết. Sau cuộc trao đổi với sếp, chắc chắn họ sẽ nhận ra vấn đề của bạn và tìm cách giải quyết, việc này cũng giúp sếp hiểu thêm về nhân viên của mình, cải thiện phần nào mối quan hệ giữa bạn và sếp.
3) Không nói xấu sếp của mình với đồng nghiệp của bạn
Khi gặp bất kỳ vấn đề bức cứ nào với sếp, ắt hẳn trong lúc đó, tâm trạng bạn sẽ rất bực mình và khó chịu, như “một lực hấp dẫn” bạn sẽ giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách nói hết những điều “xấu” mà bạn luôn suy nghĩ về sếp cho đồng nghiệp của mình. Thế nhưng, bạn đã bao giờ suy nghĩ, kết quả gì đang chờ bạn sau đó chưa?
Việc nói xấu sếp với đồng nghiệp, cho dù là một người thân thiết không phải là một cách làm hay và rất dễ gặp rắc rối. Điều này sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn và sếp trở nên tệ hơn, hơn thế nữa, hình ảnh đẹp của bạn trong mắt những đồng nghiêp bấy lâu nay cũng bị phá bỏ.
4) Hỗ trợ sếp bằng mọi lúc có thể
Nếu bạn có một mối quan hệ không được tốt lắm với sếp của mình, thì trong các cách quản lý nhân viên hiệu quả, bạn nên cải thiện ngay bằng cách giúp đỡ sếp mọi lúc mọi nơi bằng hết khả năng mình có. Bạn có thể làm điều này bằng cách hỗ trợ họ nếu có thể.
Bạn nên nhanh ý nắm bắt được những điểm yếu hay thiếu sót trong công việc của họ để khéo léo đưa ra phương án khắc phục. Nếu bạn giúp đỡ họ trong việc giúp mọi thứ chạy trơn tru và mang lại thành công cho doanh nghiệp, bạn sẽ được coi là “con cưng” của sếp và là tài sản của công ty.
5) Đừng để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến thái độ của bạn
Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, thì dù bất cứ trường hợp nào bạn cũng không nên để những “hiềm khích” cá nhân ảnh hướng đến thái độ của bạn với sếp, điều này chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn. Mặt khác, nếu bạn không biết cách kiềm chế cảm xúc, điều này rất dễ ảnh hưởng đến cách làm việc và hiệu suất trong công việc của bạn, cho thấy bạn là người không chuyên nghiệp và thiếu sự tôn trọng. Thay vì mất thời gian suy nghĩ đến tâm trạng bản thân, bạn nên tập trung vào việc làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc và duy trì mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp của mình.
6) Hãy nhìn vào gương
Một dự án thất bại do chậm ngày phê duyệt và sếp quy lỗi hết trách nhiệm này với toàn nhân viên trong phòng mặc dù mọi người đã rất cố gắng. Quá bức xúc, bạn chọn cách nói trực tiếp với sếp. Tuy nhiên, trước khi bạn có ý định nói ra hết những bức xúc cũng như đổ hết mọi trách nhiệm lên sếp, bạn nên tự nhìn mình vào gương và suy xét những việc mình sắp làm, như vậy có phải là hành động đúng không? Mình đã hoàn thành tốt việc được giao chưa chưa? Mình có hợp tác tốt với sếp trong công việc không mà lại đòi hỏi kết quả tốt?
Đó là một trường hợp giả định được đặt ra để khuyên bạn rằng, trước khi làm điều gì cũng nên suy xét kỹ lưỡng và nghĩ đến hệ quả về sau. Đừng để một phút nông nổi mà đánh mất lý trí. Cách quản lý nhân viên hiệu quả khi gặp những trường hợp như vậy đó là bình tĩnh, cùng đồng nghiệp và sếp họp bàn và đưa ra phương án cho vấn đề. Hoặc bạn có thể chờ đến lúc sếp bớt giận để từ từ góp ý với họ về thái độ vừa rồi, và ngồi lại đưa ra hướng giải quyết.
Xem thêm: Công ty săn đầu người
ConversionConversion EmoticonEmoticon